1.Khái niệm trí tuệ nhân tạo AI
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
2. Ứng dụng của AI trong các lĩnh vực đời sống
AI được ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống điển hình như:
1) Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Một trong những ứng dụng của AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ chẩn đoán, theo dõi bệnh lý, đồng thời, tránh được những sai sót của con người ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân và tối ưu chi phí cho cơ sở y tế, cùng với đó, giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Cụ thể, đưa ra một số ứng dụng đã được sử dụng như:
a) Tư vấn kĩ thuật số
Hiện nay đã có rất nhiều những ứng dụng sử dụng AI để tư vấn y tế dựa trên lịch sử y tế cá nhân và kiến thức y học thông thường. Bệnh nhân có thể báo cáo các triệu chứng của họ vào ứng dụng, sau đó sử dụng nhận dạng giọng nói để so sánh với các cơ sở dữ liệu về bệnh tật sẵn có. Sau đó ứng dụng sẽ cung cấp những hành động đề xuất tới lịch sử tài khoản y tế của người dùng.
b) Quản lí dược phẩm
Những ứng dụng theo dõi thuốc của bệnh nhân được phát triển nhanh chóng. Webcam của điện thoại thông minh được hợp tác với AI để tự động xác nhận rằng bệnh nhân đang dùng thuốc theo toa và giúp họ quản lý tình trạng của họ.
c) Tính chính xác trong y học.
Di truyền và hệ gen tìm kiếm các đột biến và liên kết với bệnh từ thông tin trong DNA. Với sự giúp đỡ của AI quét cơ thể có thể phát hiện bệnh ung thư và các bệnh về máu sớm, dự đoán các vấn đề sức khỏe.
d) Phân tích hệ thống chăm sóc sức khỏe.
AI có thể được sử dụng để sàng lọc dữ liệu làm nổi bật nhứng sai lầm trong phương pháp điều trị, tính không hiệu quả của quy trình làm việc và giúp những trường hợp nhập viện không cần thiết.
Một trong những trí tuệ nhân tạo AI tốt nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chính là chương trình phần mềm Waston IBM.
Cỗ máy này có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên cũng như giúp trả lời những câu hỏi khó hay đơn giản tùy theo nhu cầu. Ngoài IBS Waston thì lĩnh vực này cũng có một số những ứng dụng khác nhau có thể kể đến như chatbot, nghĩa là máy tính sẽ trả lời các câu hỏi để tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng và giúp đặt lịch hẹn với bác sĩ…
2) Lĩnh vực thương mại điện tử
Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang trở thành xu hướng toàn cầu và được ứng dụng phổ biến trong mọi ngành nghề, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT).
Hiện tại AI đang làm thay đổi mạnh mẽ nhiều khía cạnh trong đời sống. AI cũng đang tác động lớn đến cách các Doanh nghiệp TMĐT trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Điển hình là các trang thương mại nổi tiêng như: Amazon Go hoặc ShopBot của Ebay và những ứng dụng kinh điển khác hiện đang ứng dụng các giải pháp dựa trên AI để mang lại trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa hơn cho khách hàng của họ.
Hiện nay, AI được sử dụng để dự đoán doanh số bán hàng hoặc dịch vụ. AI cho phép doanh nghiệp tự động hóa việc thu thập và phân tích thông tin một lượng lớn những thông tin chi tiết của khách hàng để có thể đưa ra những dự đoán sát hơn nhiều với chiến dịch marketing của mình. Không chỉ vậy, AI còn giúp cung cấp dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn. Ví dụ như việc triển khai chatbot, có thể giúp các các Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí dịch vụ chăm sóc khách hàng, điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tiến tới phương pháp lấy khách hàng làm trung tâm. Các Doanh nghiệp TMĐT có thể sử dụng AI để tối ưu hóa các tìm kiếm và đề xuất cho khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng và sự hài lòng của khách hàng. Sử dụng dịch vụ tự động và thông minh, chúng có thể đưa ra những đề xuất để hiểu mục đích của người tiêu dùng tốt hơn, sau đó sẽ có những gợi ý được cá nhân hóa, điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn, kết quả là doanh số tốt hơn.
Ví dụ như Echo Look của Amazon bằng việc sử dụng máy ảnh, kết hợp với AI, trở thành trợ lý cá nhân của bạn, đề xuất kiểu nào phù hợp nhất với bạn.
3) Lĩnh vực giáo dục
Khi AI ngày càng phổ biến trong cuộc sống, không có gì bất ngờ khi các tổ chức giáo dục cũng đang chạy đua để cải thiện hệ thống giảng dạy của mình. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (AIED) đang được sử dụng bởi các trường học và cao đẳng ở nhiều quốc gia, và đã mang đến một cách nhìn hoàn toàn mới về giáo dục.
AI trong giáo dục không phải là những robot hình người thay thế giáo viên, mà là sử dụng trí thông minh trong máy tính để giúp đỡ giáo viên và học sinh và làm cho hệ thống giáo dục tốt hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.
Một trong những thách thức lớn nhất liên quan đến giáo dục là trình độ học và tiếp thu của mỗi người là khác nhau. Một số học sinh thành thạo hơn trong tư duy “não trái” với các kỹ năng suy nghĩ phân tích logic, trong khi các bạn của mình có kỹ năng tư duy “não phải” nhỉnh hơn về khả năng sáng tạo, văn học và giao tiếp. Vì vậy, những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục luôn được thiết kế tùy biến khó hay dễ, đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của các đối tượng hướng đến. Dự kiến đến năm 2024, 47% công cụ quản lý học tập sẽ được kích hoạt bởi khả năng của AI. Thay vì yêu cầu giáo viên tạo một chương trình giảng dạy duy nhất cho tất cả học sinh, các nhà giáo dục sẽ có hỗ trợ trí tuệ tăng cường để cung cấp nhiều loại tài liệu tận dụng cùng một chương trình giảng dạy cốt lõi, nhưng phục vụ cho nhu cầu cụ thể của từng học sinh.
AI cũng đang đóng một vai trò trong việc tăng cường dạy kèm bổ sung và thiết kế các trợ lý giáo dục, trò chuyện cá nhân, những người có thể hỗ trợ cho học sinh và cả giáo viên. Điển hình như, các hệ thống dạy kèm thông minh như Carnegie Learning cung cấp phản hồi tức thì và làm việc trực tiếp với học sinh. Các trợ lý giáo dục này cũng đang cố gắng cải thiện tính năng học tập thích ứng của họ để tất cả học sinh được phép học theo tốc độ của riêng họ và vào thời gian thích hợp tùy chọn.
Một vài ứng dụng AI có thể kể đến như Jill Watson – trợ lý giảng dạy ảo được giới thiệu bởi viện công nghệ Georgia; hay Palitt, được xây dựng để giúp người hướng dẫn dễ dàng tạo “hàng loạt bài giảng, giáo trình hoặc sách giáo khoa tùy chỉnh theo mức độ” và Brainly – một trang mạng xã hội giải đáp các câu hỏi trong lớp học.
Bên cạnh đó, các nhà giáo dục đang tăng cường sử dụng trợ lý giọng nói trong môi trường lớp học như Amazon Alexa, Google Home, Apple Siri và Microsoft Cortana đang cho học sinh cơ hội tiếp xúc với tài liệu giáo dục mà không cần sự tương tác của giáo viên…
Ngoài ra hệ thống AI đặc biệt hữu ích trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến văn phòng mà giáo viên còn phải đối mặt ngoài các nhiệm vụ định hướng giáo dục. Các hệ thống này có thể hỗ trợ các hoạt động chấm điểm và cung cấp các phản hồi được cá nhân hóa cho học sinh, cũng có thể xử lý các thủ tục giấy tờ thường xuyên và lặp đi lặp lại, giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu cần và các vấn đề nhân sự khác. Hơn thế nữa, hệ thống AI thậm chí còn cung cấp sự tương tác với phụ huynh và người giám hộ, đồng thời cung cấp quyền truy cập vào các tài khoản hoặc cung cấp phản hồi khi cần thiết cho các vấn đề thường ngày.
4) Lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Ngành ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi công nghệ AI ngày càng phát triển. Việc ứng dụng AI hàng loạt đã hướng tới cải thiện hoạt động, nâng cao chất lượng các dịch vụ cùng ngành ngân hàng tạo nên nhiều đột phá mới nổi bật.
Ngày nay, với trí tuệ nhân tạo AI, hàng triệu thông tin sẽ được xử lý chỉ trong vài phút. Nếu có bất cứ thay đổi, phát sinh nào AI sẽ thông báo và kịp thời giải quyết theo thời gian thực. Vì lẽ đó, AI ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong hệ thống của một ngân hàng, nguồn dữ liệu rất cần thiết cho hầu hết các hoạt động, từ hình thức gửi tiền truyền thống, cho vay, tới hoạt động đầu tư và quản lý tài sản, cụ thể:
a) Chatbot
Về mặt nâng cao trải nghiệm khách hàng, Chatbot là hình thức sử dụng AI hiệu quả được nhiều ngân hàng tin tưởng. Chúng hỗ trợ phục vụ khách hàng 24/7 những vấn đề đơn giản như chuyển tiền, thiết lập định kỳ thanh toán, kiểm tra bảng sao kê ngân hàng. Dựa vào đó, từng bước nhận diện thói quen chi tiêu của khách hàng. Vì thế, khách hàng không phải đến các ngân hàng để truy vấn, tìm kiếm thông tin và tìm hiểu các dịch vụ bổ sung khác, hệ thống nhắn tin trực tuyến có thể giúp họ xử lý.
Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã sử dụng Chatbot Ceba để thực hiện 200 nhiệm vụ cho hơn một triệu khách hàng, phân biệt thành công 500.000 hoạt động mà khách hàng có thể yêu cầu đối với các ngân hàng.
Chat bot Nina cũng giúp Ngân hàng Thụy Điển với hơn 30.000 lượt/tháng; tiết kiệm thời gian cho 700 nhân viên trung tâm liên lạc của ngân hàng. Điều này giúp họ có thể tập trung vào các hoạt động khác.
b) Thu thập và phân tích dữ liệu lớn
Công nghệ AI còn còn hỗ trợ quá trình thu thập và phân tích dữ liệu của người dùng, đặc biệt là bộ dữ liệu lớn trong lĩnh vực ngân hàng. AI sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu kết hợp với các thuật toán để xử lý một khối lượng thông tin lớn mà các phương pháp phân tích truyền thống khó có thể thực hiện được. Dựa vào đó mà những sản phẩm, dịch vụ mới, bám sát nhu cầu thực tế của khách hàng, mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngân hàng Thụy Sĩ đã ứng dụng AI vào việc xây dựng hệ thống phân tích hàng loạt dữ liệu thị trường nhằm xác định chính xác các mô hình giao dịch để hình thành các chiến lược và xác định giao dịch cho khách hàng. AI sẽ xác định rõ ràng yêu cầu chuyển tiền của khách hàng, các giao dịch lớn được chia nhỏ trước khi tiến hành. Bởi vậy một nhiệm vụ cần 45 phút để hoàn thành giờ đây được thực hiện chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian cho các nhân viên ngân hàng.
Ngân hàng JP Morgan Chase (Hoa Kỳ) đã đầu tư vào COIN, một công nghệ AI giúp xem xét tài liệu và trích xuất dữ liệu trong thời gian ngắn. COIN có thể phân tích khoảng 12.000 tài liệu chỉ trong vài giây, trong khi một người sẽ dành hơn 360.000 giờ làm việc trên cùng một tài liệu này.
c) Quản lý tài sản và danh mục đầu tư
Hiện nay, ngân hàng đang tận dụng trí tuệ thông minh để đưa ra quyết định đầu tư. Chẳng hạn như UBS Group AG, một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ hay Tập đoàn ING, một ngân hàng và dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan đang ứng dụng công nghệ AI để rà soát thị trường và thông báo cho các hệ thống giao dịch thuật toán của họ.
Ngoài ra, các công ty dịch vụ tài chính đang cung cấp các nhà tư vấn Robot nhằm giúp khách hàng quản lý dòng tiền tốt hơn. Các Robot này sẽ tư vấn cho các quyết định đầu tư và sẵn sàng phục vụ bất cứ lúc nào khách hàng cần. Hiện nay, công nghệ AI trong lĩnh vực ngân hàng đang tiếp tục chuyển đổi để cung cấp mức giá trị lớn hơn cho khách hàng, giảm thiểu tối đa các rủi ro, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
d) Chấm điểm tín dụng
Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng là một rủi ro lớn có ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng và gây ra những thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, phê duyệt các khoản vay là quyết định quan trọng đối với lợi nhuận và chiến lược tiếp thị của ngân hàng. Trước đây, các nhà quản lý ngân hàng gặp không ít khó khăn trong quá trình ra quyết định vì khối lượng hồ sơ phê duyệt nhiều. Hoạt động đánh giá tín dụng nhờ có AI mà được cải thiện và làm cho việc khởi tạo khoản vay diễn ra nhanh hơn.
e) Dự đoán xác suất phá sản của ngân hàng
Ngân hàng phá sản là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là các ngân hàng lớn vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính. Năm 1980, nhiều ngân hàng lớn đã không có sức đề kháng trước sự an toàn trước các khoản nợ xấu. Hệ quả là hàng loạt các ngân hàng thất bại và sụp đổ. Dự đoán rủi ro và đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn sẽ giúp ngân hàng tránh các tình huống tiêu cực như gian lận, thậm chí phá sản.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp mạng nơ-ron dựa trên công nghệ AI vượt trội hơn các mô hình khác có thể dự đoán xác suất phá sản của các ngân hàng. Kết quả này rất hữu ích cho các ngân hàng trong việc hoạch định chính sách thực hiện tốt hơn trong tương lai.
5) Lĩnh vực sản xuất
Ngành sản xuất là ngành được coi là rất tiềm năng cho việc áp dụng công nghệ AI nhờ lượng dữ liệu khổng lồ tích lũy được từ hoạt động sản xuất.
Có thể nhận thấy những khó khăn lớn nhất trong sản xuất là hoạt động vận hành tập trung vào các vấn đề như chi phí gia tăng, chất lượng và quy cách sản phẩm chưa ổn định và đồng đều, khó kiểm soát thao tác chế biến của công nhân đặc biệt là trong những nhà máy có số lượng công nhân lớn… Bên cạnh đó, các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp luôn có nhu cầu nâng cao chất lượng quản lý, bảo trì máy móc thiết bị – vốn là các tài sản cố định giá trị lớn của doanh nghiệp, cũng như thiết kế ra các mẫu mã sản phẩm đáp ứng ngay được thị trường mà tốn ít nhất thời gian cho công tác dự báo giá cả, tiềm năng thị trường.
Ngay cả những người giám sát tinh mắt cũng sẽ thất bại trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm, chẳng hạn trong việc tìm ra lỗ hổng bằng một nửa chiều rộng của sợi tóc. Các nhà máy chế tạo các sản phẩm về vi mạch và bảng mạch, sử dụng camera AI có độ phân giải cực cao, được gọi là “Thị giác máy”. Công nghệ có thể chọn ra các chi tiết nhỏ và khuyết điểm đáng tin cậy hơn nhiều so với mắt người và đảm bảo không bị lỡ nhịp với cường độ sản xuất cao.
Các nhà máy thông minh – smart factory như những nhà máy do LG vận hành đang sử dụng Azure Machine Learning để phát hiện và dự đoán các lỗi trong máy móc của họ trước khi phát sinh vấn đề. Điều này cho phép bảo trì dự đoán có thể cắt giảm sự chậm trễ bất ngờ.
AI trong sản xuất đang đạt đến một mức độ áp dụng rộng hơn và rộng hơn, và vì lý do tốt. McKinsey dự đoán rằng “các nhà máy thông minh – smart factory” sẽ mang lại 37 nghìn tỷ đô la giá trị mới vào năm 2025, tạo ra các dự án nghiên cứu như Reboot Finland IoT Factory, liên quan đến các tổ chức đa dạng như Nokia và GE Health.
6) Lĩnh vực hành chính nhân sự
Trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ hữu ích cho y tế, giáo dục mà còn đang được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế như nhân sự, việc làm. AI trong tuyển dụng đã và đang là xu hướng chủ đạo của tương lai, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên.
AI trong tuyển dụng là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quy trình tìm kiếm, đánh giá và quản lý nhân sự. Các công nghệ về trí tuệ nhân tạo như học máy (machine learning) có thể học cách chọn lọc ứng viên lý tưởng cũng như tự động hóa các công việc thủ công trong quy trình tuyển dụng. Công nghệ AI trong tuyển dụng được thiết kế để hợp lý hóa hoặc tự động hóa một số phần của quy trình, giải quyết nhanh và chuẩn xác các nhiệm vụ lặp đi lặp lại
Ví dụ về công nghệ AI trong tuyển dụng là những phần mềm áp dụng công nghệ học máy vào sàng lọc hồ sơ ứng viên hoặc phần mềm tiến hành phân tích cảm xúc cá nhân dựa theo ngôn ngữ trong mô tả công việc để hạn chế tình trạng thiên vị, thiếu khách quan trong đánh giá khách quan.
Nhìn chung, AI đang đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng và hoàn thành quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp. Cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều nhận được những lợi ích đáng kể từ công nghệ trí tuệ nhân tạo, cụ thể như sau:
1) Đối với nhà tuyển dụng
1.1. Nâng cao chất lượng ứng viên và tính khách quan trong tuyển dụng
Đặc điểm của con người luôn là chủ quan, có thể có thành kiến hoặc thiên vị và nhà tuyển dụng cũng vậy. Trong nhiều trường hợp dù không cố ý thì nhà tuyển dụng vẫn có thể hơi cảm tính, các tiêu chí đánh giá ứng viên chưa hoàn thiện hoặc chưa được bám sát. Trước vấn đề như vậy, AI giúp xác định đầy đủ các tiêu chí để bạn giảm tối đa nguy cơ thiên vị trong tuyển dụng. Đánh giá của hệ thống sẽ luôn so sánh và chọn lọc dựa trên bộ tiêu chuẩn có sẵn của từng vị trí.
1.2. Thu hút ứng viên phù hợp, giảm CV “rác”
Thu hút ứng viên phù hợp nhất là một mục tiêu quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào và cách đăng tin tuyển hoặc thậm chí là cân nhắc đến các giải pháp quảng cáo đôi khi cũng không giúp bạn nhận được những CV như ý. Nhiều ứng viên gửi CV xin việc dù họ không phù hợp chỉ đơn giản là thử vận may.
Giải pháp mà công nghệ AI trong tuyển dụng mang lại là nó có thể giúp bạn bằng cách đưa ra các mẹo viết tin đăng tuyển. Bên cạnh đó, chatbot và công nghệ đối sánh có thể được sử dụng để hướng dẫn các ứng viên cách gửi hồ sơ, đồng thời hệ thống sàng lọc đảm bảo CV không phù hợp sẽ bị loại bỏ từ trước.
1.3. Dễ dàng loại các ứng viên không đạt chuẩn nhưng “giỏi” viết CV
Ở cương vị nhà tuyển dụng, có lẽ bạn không xa lạ gì với hàng loạt các mẹo hướng dẫn ứng viên cách viết CV, từ từ khóa nên có trong hồ sơ đến cách trình bày từng phần. Ứng viên muốn nổi bật và biết cách làm cho mình nổi bật nhưng không phải lúc nào họ cũng trung thực, có năng lực như những gì họ thể hiện trên giấy tờ.
Nếu không có AI, nhà tuyển dụng buộc phải tìm kiếm ứng viên từ cơ sở dữ liệu chỉ với một số từ khóa nhất định. Như vậy, có nguy cơ rất lớn là một ứng viên tài năng thực sự bị bỏ qua chỉ vì chưa đưa ra từ khóa phù hợp, trong khi ứng viên khác là một người tìm việc chuyên nghiệp với kỹ năng viết CV đỉnh cao nhưng năng lực thực tế không đáp ứng được yêu cầu. Các công nghệ AI ngày nay có thể giúp bạn kiểm tra, đánh giá các ứng viên mà không cần dựa vào từ khóa. Thay vào đó, nó có thể xem xét toàn bộ tài liệu của ứng viên và xem kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm. Điều đó cũng có nghĩa là AI có thể đảm bảo rằng không có ứng viên nào vô tình bị bỏ qua, đồng thời giảm nguy cơ tuyển nhầm người.
1.4. Đẩy nhanh quy trình tuyển dụng
Một vấn đề rất phổ biến khác trong tuyển dụng là quá trình lấp đầy một vị trí đang trống có thể kéo dài quá lâu. Những ứng viên giỏi nhất, phù hợp nhất thì từ chối cơ hội, những ứng viên còn lại lại thiếu kỹ năng, kinh nghiệm hoặc có tính cách và mục tiêu không thực sự phù hợp với văn hóa công ty? Nếu bạn muốn quy trình tuyển dụng nhanh hơn, tốn kém ít chi phí hơn thì ứng dụng AI trong tuyển dụng sẽ là phương pháp hiệu quả và thực tế nhất. Bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ thủ công trong quy trình tuyển dụng, bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những gì quan trọng nhất là con người.
2) Đối với ứng viên
2.1. Tiếp cận được nhiều vị trí việc làm hơn, được gợi ý việc làm phù hợp
Công nghệ AI trong tuyển dụng có khả năng lọc dữ liệu lớn, cung cấp gợi ý việc làm cho ứng viên, từ đó giúp bạn tiếp cận được nhiều cơ hội nghề nghiệp. Hơn nữa, những nền tảng tuyển dụng có ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể có tính năng phân tích và gợi ý việc làm phù hợp.
2.2. Thời gian tìm việc, nhận kết quả công việc được rút ngắn
Các công nghệ AI trong tuyển dụng giúp tự động hóa trong việc đưa ra phản hồi cho ứng viên nên khi thắc mắc về vị trí, đặt câu hỏi về cách ứng tuyển,… sẽ được chatbot trả lời ngay lập tức. Hơn nữa, bởi vì nhà tuyển dụng được hệ thống hỗ trợ giải quyết rất nhiều tác vụ lặp đi lặp lại nên họ có nhiều thời gian hơn để tương tác thực tế với bạn. Khi quy trình sàng lọc hồ sơ, mời phỏng vấn và đánh giá được tiến hành nhanh hơn thì ứng viên cũng nhận được kết quả nhanh hơn.
7) Lĩnh vực xây dựng
Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có ảnh hưởng lớn đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội trong tương lai. Lĩnh vực xây dựng cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.Và khi ngày càng có nhiều tòa nhà tạo ra nguồn dữ liệu về cách chúng được xây dựng và vận hành, một câu hỏi mới xuất hiện: Chỉ ai hoặc điều gì phù hợp nhất để sắp xếp tất cả? Câu trả lời, đặc biệt cho giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế ban đầu, là trí tuệ nhân tạo (AI).
Một trong những lợi ích từ AI là việc tối ưu hóa trong quá trình thiết kế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Nhiều quy trình thiết kế vẫn chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ mới, do đó, làm chậm quá trình xây dựng các công trình. Sử dụng AI sẽ giúp các chủ công trình và nhà thầu có thể nghiên cứu và thu thập các dữ liệu về môi trường, về vật liệu… để xác định phương án thiết kế tối ưu cho công trình.
Hệ thống AI có thể đề xuất cho các nhà thầu những vật liệu, ngôn ngữ thiết kế cụ thể cũng như chi phí cần thiết cho công trình dựa vào những dữ liệu có sẵn với tốc độ chỉ trong vòng vài giây.
AI cho phép các nhà thầu phân tích lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực, do đó, cắt giảm đáng kể toàn bộ quá trình xây dựng so với trước đây.
Bên cạnh đó, quá trình kiểm soát chất lượng xây dựng đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà thầu, các công ty xây dựng cũng như người dân sinh sống trong các tòa nhà. Mạng lưới nền tảng chính của AI có thể hỗ trợ quá trình này nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mạng lưới này giúp thu thập hình ảnh bằng các thiết bị ghi hình hiện đại như flycam nhằm so sánh các mô hình xây dựng hiện có. Các nhà thầu và chủ sở hữu công trình xây dựng có thể phát hiện bất kỳ vấn đề hoặc các mối đe dọa tiềm tàng có thể xảy ra đối với tòa nhà để nhanh chóng khắc phục
a) AI trong phát triển đô thị
Các công cụ AI mới có thể áp dụng sức mạnh lặp đi lặp lại cho các địa điểm quy mô đô thị, vượt ra ngoài các yêu cầu xây dựng riêng lẻ. Khái niệm này được chứng minh bởi Spacemaker, công ty công nghệ Na Uy được Autodesk mua lại, cung cấp AI dựa trên đám mây và phần mềm generative design giúp các nhóm lập kế hoạch và thiết kế đưa ra quyết định sáng suốt hơn nhanh hơn và cho phép cải thiện các cơ hội bền vững ngay từ đầu.
Được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển bất động sản, Spacemaker có thể phân tích tới 100 tiêu chí trên khắp các khối thành phố: phân vùng, tầm nhìn, ánh sáng ban ngày, tiếng ồn, gió, đường xá, giao thông, đảo nhiệt, bãi đậu xe, v.v. Các tính năng mô hình hóa gió của nó phân tích cách các tòa nhà phân luồng gió, sử dụng động lực học chất lỏng tính toán để tinh chỉnh thiết kế nhằm tạo sự thoải mái cho con người. Tính năng tiếng ồn của nó có thể dự đoán mức độ âm thanh từ giao thông hoặc các nguồn khác, sau đó so sánh dữ liệu đó với các quy định của địa phương. Nền tảng này có thể đề xuất các phương án thay thế để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, một thành phần thường bị bỏ qua của sức khỏe môi trường.
b) AI cho thiết kế và lập kế hoạch thể tích
Công ty phát triển bất động sản, kỹ thuật và xây dựng Nhật Bản Obayashi cũng đã làm việc với Autodesk Research để hình dung một giải pháp AI — một giải pháp cho phép các kiến trúc sư bổ sung các thông số cơ bản cho các tòa nhà và với sự hướng dẫn tối thiểu, có được ước tính thể tích và bố cục lập trình nội thất. Được sử dụng chủ yếu cho không gian văn phòng, AI cho ứng dụng này đã được đào tạo với một tập hợp con gồm hơn 2.800 tệp Autodesk Revit của Obayashi.
Công cụ AI hiểu các mối quan hệ trừu tượng giữa các chương trình và khả năng kết nối, kích thước và tỷ lệ mong muốn được thể hiện trong khối lượng của một tòa nhà. Để tạo bố cục lập trình nội thất, nhà thiết kế và khách hàng làm việc thông qua một loạt các tham số từ vựng: các câu đơn giản chỉ định các yếu tố của tòa nhà và vị trí của chúng và cho biết chúng liên quan với nhau như thế nào.
8) Lĩnh vực vận tải – logistic
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo – AI đã thúc đẩy sự tăng trưởng của hầu hết các ngành công nghiệp dịch vụ, và Logistics cũng không ngoại lệ. Ứng dụng AI trong Logistics đã mở ra “kỷ nguyên chuyển đổi số” và đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp này với khả năng tích hợp, kết nối mạnh mẽ, tự động hoá và đơn giản hoá nhiều quy trình giúp doanh nghiệp tiết kiệm lượng lớn thời gian và chi phí.
Ngoài yếu tố quan trọng là con người, công nghệ là lợi thế cạnh tranh then chốt trong thị trường Logistics đầy tiềm năng nhưng cũng đầy cạnh tranh này. Logistics 4.0 tập trung vào việc sử dụng các công nghệ mới và sáng tạo, chẳng hạn như xử lý đơn đặt hàng vận tải với các phiếu gửi hàng điện tử mà không cần giấy tờ. Từ việc ứng dụng công nghệ AI vào trong hoạt động cung ứng hàng hoá đã tạo ra sự khác biệt cho Logistics thế hệ 4.0 đó là:
- Nhận dạng tự động (Automatic Identification)
- Định vị trong thời gian thực (Real-time locating)
- Kết nối vạn vật (Internet of Things, IoT)
- Xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong hệ thống mạng thực – ảo
- Internet kinh doanh (Internet of Business, IoB) hay eBusiness
Ngoài ra, Logistics 4.0 còn là sự kết hợp của nhiều công nghệ để vận hành trơn tru bao gồm GPS, mã vạch, mã Ma trận dữ liệu, nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và cảm biến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), Internet và viễn thông, cũng như kiến trúc, phần mềm tại chỗ và đám mây. Những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi tích cực trong hoạt động vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Logistics, đem đến những lợi ích từ việc ứng dụng AI trong Logistics sau:
- Loại bỏ chi phí không cần thiết
- Tự động hoá các tác vụ lặp đi lặp lại
- Dự báo chính xác hơn
- Duy trì chất lượng sản phẩm
- Theo dõi và giám sát theo thời gian thực
- Cải thiện việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ
- Cải thiện việc ra quyết định
Việc ứng dụng AI trong Logistics dựa trên sự phát triển chủ yếu của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) và Dữ liệu khổng lồ (Big Data) có thể giải quyết các vấn đề về lao động, phương tiện mà nhiều doanh nghiệp đang đối mặt và đáp ứng được tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng Logistics hiện đang là ngành có nhiều cải tiến trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 và đã có những bước đột phá mới mẻ. Dưới đây là 5 ứng dụng AI trong Logistics.
1) Lập kế hoạch Logistics
Logistics là công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và có thể linh hoạt liên kết, phối hợp giữa nhà cung cấp, khách hàng và các phòng ban khác có liên quan. Các doanh nghiệp Logistics có thể ứng dụng ML (Machine Learning) vào việc lập kế hoạch với khả năng dự đoán, dự báo tồn kho, nhu cầu và nguồn cung giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích số liệu và lập kế hoạch phù hợp. Bên cạnh đó, ML với khả năng đặc biệt có thể đối phó với các tình huống không được dự đoán trước do các trường hợp khẩn cấp.
Ứng dụng AI vào Logistics đưa ra những phân tích về số liệu nhanh và chính xác nhất mà không mất quá nhiều thời gian. Điều này giúp tối ưu hoá việc phân phối hàng hoá và đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu.
2) Robot trong vận chuyển và giao hàng
Vận chuyển hàng hoá là những thao tác lặp đi lặp lại và tiêu tốn khá nhiều thời gian cũng như sức lao động. Trí tuệ nhân tạo trong Logistics tăng khả năng tự động hóa trong toàn bộ quy trình giao hàng: kiểm soát đơn hàng, kiểm soát tồn kho, sản phẩm, tối ưu quãng đường, quản lý đội xe theo thời gian thực (tracking)…
Xe tự hành AGV: Có thể dễ dàng nhận thấy sự gia tăng trong sử dụng xe tự hành AGV và robot di chuyển tự động. Với khả năng di chuyển dễ dàng trong nhà kho mà không cần sự hướng dẫn của con người, xe tự hành AGV có thể cải thiện hoạt động giao hàng một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, di chuyển hàng an toàn và mang lại những lợi ích thiết thực.
Robot: Nhu cầu vận hành nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả đã khiến xu hướng sử dụng Robot trong lĩnh vực Logistics thực sự cất cánh trong những năm gần đây. Robot có thể được sử dụng để thay thế con người trong bất kỳ quy trình trong kho hàng như nhận hàng, lưu kho, quản lý kho, xử lý đơn hàng và vận chuyển.
Drone – máy bay giao hàng không người lái: Loại công nghệ này đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới nói chung và là giải pháp tối ưu trong tình trạng giao thông “khắc nghiệt” ở Việt Nam nói riêng, các drone được lập trình để giao kiện hàng đến một địa điểm hoặc chuỗi các địa điểm được quy định một cách rất nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển, tránh sai sót so với vận chuyển truyền thống.
Theo khảo sát, ứng dụng công nghệ AI vào hoạt động vận tải Logistics giúp các doanh nghiệp có thể giảm 14% chi phí giao hàng chặng cuối và tăng số lượng hàng giao trên mỗi xe lên 13%.
3) Nhà kho thông minh
Các nhà kho được vận hành tự động thông minh khi AI và IoT tiếp tục kết nối mọi thứ, trong đó các kệ xếp hàng IoT, hệ thống kiểm tra và giám sát IoT bao gồm thiết bị thông gió, làm mát (lạnh)… đảm bảo yêu cầu bảo quản hàng hóa, giám sát an ninh, phòng chống cháy nổ,… Các máy móc thiết bị làm hàng cũng được tự động hóa và gắn kết với hệ thống mạng. Các IoT ngày càng được sử dụng phổ biến và đóng vai trò then chốt trong giai đoạn này. Những ưu điểm nổi bật và quan trọng của Smart Warehouse:
Hệ thống kho thông minh, vận hành tự động một cách an toàn và dễ dàng.
Hệ thống kho có độ ổn định cao, chi phí vận hành thấp
Quản lý và điều khiển linh hoạt, dễ dàng đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng
Khả năng lưu trữ tăng đáng kể
Với những đặc điểm tương tự như ứng dụng IoT trong nhà máy thông minh (Smart Factory), nhà kho thông minh (Smart Warehouse) mang đến khả năng tự động hoá ở mọi thành phần của kho nhờ mạng lưới các thiết bị IOT được kết nối thông qua internet và vận hành bởi các chuỗi lệnh, thuật toán Logistics tối ưu hoá quá trình sắp xếp, quản lý kho bãi. Ngoài ra, nhà kho thông minh còn cung cấp chế độ bảo quản hàng hoá như làm lạnh, thông khí, tránh ánh nắng,… và bảo vệ an toàn kho bãi khỏi các sự cố cháy nổ, rò điện, xâm nhập bất hợp pháp,..
Không chỉ vậy, còn có các giải pháp đơn giản mà vô cùng hiệu quả khác như việc lắp đặt hệ thống giao thông nội bộ thông minh bên trong nhà máy để giảm chi phí nhân công, thiết bị, tăng tối đa tốc độ lưu chuyển hàng hoá ví dụ như hệ thống băng tải pallet, băng tải con lăn,… Trong tương lai, các kho chứa hàng hóa sẽ được thiết kế khác biệt hoàn toàn, thay vì chỉ dành cho con người, các kho chứa hàng sẽ được xây dựng dành riêng cho những cỗ máy làm việc 24/7 mà không cần sự giám sát.
4) Dự đoán nhu cầu
Sự tăng trưởng nhanh của dữ liệu không còn xa lạ gì với ngành Logistics và chuỗi cung ứng. Kết hợp Big Data (Dữ liệu lớn) và AI trong quản lý chuỗi cung ứng cho phép các doanh nghiệp Logistics quản lý lịch sử giao hàng dễ dàng và dự báo nhu cầu về hàng hoá chính xác hơn, hiểu rõ hơn về chu kỳ mua của khách hàng, ước tính và đưa ra các quyết định tốt hơn dựa trên các dữ liệu cũ. Thuật toán AI hoạt động tự động dựa trên dữ liệu lịch sử từ các hoạt động trong quá khứ, giảm lỗi sai sót của con người trong chuỗi cung ứng. Thậm chí, AI có thể dự báo doanh thu hoặc lợi nhuận trong ngắn hạn để tăng tỷ lệ thành công và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu.
Thành công của Amazon đã cho thấy vai trò quan trọng của Big Data trong việc khai thác cơ hội từ dữ liệu từ hơn 152 triệu khách hàng để hiểu hành vi mua hàng và giới thiệu các sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng và các sản phẩm liên quan.
5) Ứng dụng AI để tự động hóa quy trình back-office
Back-office là đơn vị hậu cần tuyến sau không thông qua tiếp xúc với khách hàng, tuy vậy vai trò của phòng ban này không kém phần quan trọng đối với sự vận hành và phát triển doanh nghiệp. Back-office có nhiệm vụ quản lý, sắp xếp, sử dụng nguồn thông tin quan trọng của công ty như kế hoạch chi tiêu, lương thưởng, dữ liệu khách hàng,… Những tác vụ văn phòng này cũng góp phần không nhỏ vào quy trình hoạt động của Logistics, vì vậy việc kết hợp AI vào trong Back-office giúp gia tăng năng suất, hiệu quả công việc, cải thiện tiến độ và mang tính tức thời, chính xác của máy tính hỗ trợ con người.
AI cung cấp khả năng điều phối vận chuyển bằng các thuật toán Logistics thông minh, vạch ra kế hoạch nhân công, lộ trình và hỗ trợ theo dõi vị trí đơn hàng trực tuyến từ xa. AI giúp các nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc tạo lập hồ sơ lưu trữ cũng như cập nhật được tình trạng đơn hàng bằng các báo cáo chi tiết, đầy đủ thông tin được gửi tự động qua đa dạng các phương thức liên lạc.
Các ứng dụng trong thiết bị của trí tuệ nhân tạo AI
Đối với các thiết bị trong cuộc sống hàng ngày, trí tuệ nhân tạo AI có thể được ứng dụng vào nhiều những loại thiết bị sau đây:
a) Tivi
Trí tuệ nhân tạo AI được ứng dụng vào nền tảng công nghệ trong các thiết bị tivi thông minh của LG, Samsung. Chẳng hạn như công nghệ hỗ trợ giọng nói trong tìm kiếm, chỉ cần mệnh lệnh đơn giản là những yêu cầu tìm kiếm của người dùng sẽ được đáp ứng…
b) Điện thoại
Từ lâu trí tuệ nhân tạo AI cũng được ứng dụng trong điện thoại thông minh ở dòng iPhone. Chẳng hạn trợ lý ảo Siri và năm 2017, cuộc đua tích hợp công nghệ dưới dạng trợ lý ảo này bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn giữa các hãng như HTC U Ultra, Google Pixel, LG G6 hay Galaxy S8.
Với công nghệ này, trợ lý ảo siri có thể giúp iPhone trở nên hữu ích và thông minh hơn với người dùng qua việc điều khiển bằng giọng nói như nhắc nhở, soạn, đọc, gửi tin nhắn, thông báo về thời tiết, thiết lập các cuộc hẹn…
Hay công nghệ trợ lý ảo Sense Companion trên HTC U Ultra cũng chính là một trong những công nghệ tuyệt vời có thể giúp thực hiện được các hành động thông minh. Chẳng hạn như nếu trời mưa thì trợ lý ảo này sẽ nhắc nhở và thông báo trước cho mọi người khi ra khỏi nhà. Ngoài ra nếu như đang trong giờ nghỉ mà không có thông báo cấp bách nào đó thì Sense Companion sẽ tắt hết đi những chuông khác có thể làm phiền bạn.
c) Ứng dụng trong các thiết bị âm thanh
Các thiết bị âm thanh cũng là một trong những lựa chọn hoàn hảo có thể ứng dụng công nghệ về trí tuệ nhân tạo AI. Chẳng hạn như với sự kiện IFA 2018, chiếc loa nhỏ của hãng Sony được ứng dụng microphone có thể giúp gọi Google Assistant để tham gia trò chuyện 2 chiều cũng như điều khiển qua giọng nói là một trong những thành công của ứng dụng AI.
d) Ứng dụng trong các thiết bị giặt ủi thông minh
Một trong những ứng dụng tiếp theo của trí tuệ nhân tạo Ai chính là các thiết bị giặt ủi thông minh. Chẳng hạn như máy giặt LG với các công nghệ giặt lồng đôi, sấy khô, tủ bảo quản quần áo thông minh thông qua wifi sẽ được kết nối với nhau qua AI ThinQ để mang lại cho người dùng sự nhàn hạ, quần áo được an toàn, sạch sẽ hơn.
e) Các thiết bị nhà bếp thông minh
Các thiết bị nhà bếp thông minh chính là một trong những ứng dụng tuyệt vời tiếp theo của trí tuệ nhân tạo AI. Các thiết bị nhà bếp thường sử dụng như tủ lạnh hay lò vi sóng đang được tích hợp các công nghệ điều khiển từ xa qua điện thoại smartphone. Ví dụ như tủ lạnh Family Hub thế hệ mới của hãng Samsung đã tiên phong cũng như định hình lại phân khúc tủ lạnh và tạo ra sản phẩm ấn tượng cho người dùng.